Người giàu có nhất thành Babylon

Nguoi giau co nhat thanh Babylon, The Richest Man in Babylon - George Samuel Clason
Tựa sách: The Richest Man in Babylon (Người giàu có nhất thành Babylon).
Tác giả: George Samuel Clason.

Trích ra 1/10 số tiền bạn kiếm được hàng tháng, Kế hoạch hóa các khoản chi tiêu, bắt tiền làm việc cho bạn như những tên nô lệ...là một số luận điểm mà Người giàu có nhất thành Babylon đưa ra để chữa trị căn bệnh “túi tiền trống rỗng”.

Bằng cách lồng ghép vào trong những câu chuyện có tính chất ngụ ngôn đầy lý thú, tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản, sâu sắc và bổ ích về tài chính. Một cuốn sách quá nổi tiếng, và có lẽ không cần phải thêm lời bình, thay vào đó xin được trích dẫn một số nhận định từ các nguồn uy tín:

- CafeF: “Dù xuất bản từ năm 1926, The Richest Man in Babylon vẫn được coi là cuốn sách hay nhất viết về làm giàu”. (Link tham khảo: http://cafef.vn/10-cuon-sach-truyen-cam-hung-ve-lam-giau-hay-nhat-moi-thoi-dai-20170306111731442.chn)

Bí mật tư duy triệu phú qua hình ảnh

Bi mat tu duy trieu phu, Secrets of the Millionaire Mind
"Mỗi lần bạn bắt gặp mình đang đổ lỗi, biện minh hay ca thán, hãy chĩa ngón tay trỏ lên cổ như một động tác nhắc nhở bản thân rằng bạn đang cắt cổ họng tài chính của mình. Dù hành động này có thể hơi thô thiển nhưng không có gì thô bạo hơn những gì bạn đã làm với bản thân bằng việc đổ lỗi, biện minh hay ca thán. Điều quan trọng là nó sẽ có tác dụng giảm bớt dần rồi cuối cùng là triệt tiêu hẳn những thói quen có thể hủy hoại bạn này."

"Hãy “tự chất vấn mình”. Cuối mỗi ngày, hãy viết ra một điều bạn đã làm tốt và một điều chưa tốt. Rồi viết câu trả lời cho câu hỏi sau: “Tôi đã tạo ra các tình huống đó như thế nào?”. Nếu có người khác cùng tham gia, hãy hỏi bản thân: “Đâu là vai trò của tôi trong việc tạo ra các tình huống đó?”. Bài tập này sẽ giúp bạn đo lường được cuộc sống của bạn và giúp bạn nhận ra được những chiến lược có hiệu quả hay không có hiệu quả."

Cà phê lắc

Uoc mo va muc tieu
Tôi nghiện cà phê, thông thường một ngày sáng tối 2 phát, hôm nào mát làm thêm phát buổi trưa. Và tôi hay uống cà phê lắc. Không phải tôi dùng thuốc lắc, mà tại tôi phải lắc đầu nhiều quá, lắc muốn rụng cái cổ. Sở dĩ tôi lắc nhiều như vậy bởi tôi phải từ chối những người bán vé số dạo nhiều quá. Uống ly cà phê phải lắc đầu hơn chục lần, lâu dần tôi gọi đó là cà phê lắc.

Có người hỏi tôi “mày thích trúng số không?” Ồ, có chứ. Tôi thích trúng số, tôi ao ước được trúng số, tôi khát khao trúng số, có ngủ mơ tôi cũng mơ thấy mình trúng số. Để rồi khi tỉnh dậy, tôi hiểu ước mơ chỉ là ước mơ...

Hãy trả lại sự cao sang cho tiếng Việt

tieng Viet
Ngày học phổ thông tôi từng đọc qua bài “hãy giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. Tôi đồng ý, nhưng giờ tôi nâng cấp lên, không chỉ cần trong sáng, mà còn cần phải cao sang. Với bề dày lịch sử cùng vị trí địa lý là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, từ Bắc Á, Nam Á, Đông Nam Á, rồi Tây phương,  dễ hiểu vì sao văn hóa Việt Nam nói chung và Tiếng Việt nói riêng lại rất phong phú và đa dạng .Thế mà không hiểu vì sao, do vô tình hay hữu ý, cả báo chí lẫn truyền thông, đều đang sử dụng những từ ngữ quá ư là tầm thường, thậm chí còn chẳng có nghĩa.

Ví dụ như từ “phượt”. Nói đến từ phượt thì ai cũng hiểu là ám chỉ những người đi du lịch tự túc, bằng phương tiện tự thân. Thế nhưng xin hỏi nghĩa của nó là gì? Trên các cuốn từ điển đã xuất bản đều không có từ này. Nếu tra online thì sẽ thấy “không có dữ liệu” hoặc “dữ liệu đang cập nhật”. Vấn đề ở đây là nếu chúng ta không có từ để miêu tả thì dùng tạm, du nhập vào... nhưng từ điển chúng ta có mà, thậm chí nghe còn rất sang: Du ngoạn, ngao du. Nghĩa của nó rất rõ ràng, nghe lại rất sang, vậy mà sao không dùng? Đi dùng cái từ “phượt” chẳng ra gì, sai cả từ lẫn ngữ (nghĩa), nghe thì quá tầm thường.

Khởi nghiệp là phải kiên trì

Kien tri khi khoi nghiep
Ảnh trích từ hộp Sữa Ông Thọ
Làm gì thì làm, kiên trì luôn là một đức tính cực kỳ quan trọng. Nếu ai còn hoài nghi thì đây là bằng chứng:

Một anh chàng bên Mỹ khởi nghiệp với thương hiệu 1UP và thất bại. Làm lại từ đầu với thương hiệu 2UP nhưng vẫn không thành công. Không nản chí, anh ta gầy dựng lại 3UP. Cứ như thế anh ta cho ra đời 4UP, 5UP, 6UP và cuối cùng là 7UP - một thương hiệu nước ngọt nổi tiếng toàn cầu. 

Bài học kiên trì cả đời: Nguyễn Văn Thọ là doanh nhân nổi tiếng ngành sữa. Thời thanh niên anh đầu tư sản xuất sữa “Anh Thọ” nhưng không thành công. Không nản chí anh tiếp tục phát triển sữa Chú Thọ, Bác Thọ và cuối cùng là Ông Thọ mà ta uống ngày nay.

Cặp vợ chồng Việt lập nghiệp ở Texas, họ sinh được cô con gái đặt tên là Tôn Nữ Tina Tex. Khởi nghiệp với ngành sản xuất “bông băng” và quyết định lấy tên con gái đặt cho sản phẩm. Mới đầu là “bé Tex”, sau đến “em Tex”, “chị Tex”, đến khi cô con gái đáng tuổi cô thì họ mới thành công với sản phẩm “cô Tex”. - ngày nay nửa thế giới đang dùng. 

Vâng, môt vài chuyện phiếm để anh em có thêm chút động lực để kiên trì. Có gạch đá thì xin nhẹ tay xíu ạ.

Hiệu ứng chim mồi

Hieu ung chim moi
Hiệu ứng chim mồi tức là bạn  sẽ đưa ra một chú “chim mồi” (hoặc cái gì đó làm mồi) để “nhử” khách hàng đưa ra sự lựa chọn như bạn mong muốn, trong khi khách hàng vẫn vui vẻ vì họ vẫn được lựa chọn và không có cảm giác bị “bắt ép”.

Trong kinh doanh, chưa chắc một chiến lược “khủng” đã đem lại kết quả như mong muốn, đôi khi chỉ cần một vài mẹo nhỏ cũng có thể tăng doanh thu đáng kể. Chúng ta cùng xem một số “mẹo” hay khi dùng “hiệu ứng chim mồi”:

1. Nâng giá một lựa chọn mua hàng >> Khách hàng mua nhiều hơn cần thiết


Budweiser là một thương hiệu bia khá nổi tiếng. Họ bày trong siêu thị 1 lốc bia 12 lon giá 17$, và ngay bên cạnh là lốc 18 lon giá...18$. Thật ra thì 12 lốc 12 lon kia chỉ có giá 12$ nhưng họ đã nâng lên thành 17$. Kết quả là tất cả đều chọn lốc 18 lon (trong khi nhu cầu thực chỉ cần đến 12 lon), bằng cách này Budweiser đã tăng gấp rưỡi doanh số bán hàng của mình, còn khách hàng thì “khoái trá” với sự lựa chọn của mình vì “may mà mình tinh mắt”.

Chiếc lá cuối cùng và hiệu ứng dược giả

Chiec la cuoi cung, Suc manh niem tin
1. Ai đã từng trải qua thời học sinh áo trắng hẳn đều còn nhớ câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O. Henri. Chuyện kể về Giôn-xi, một nữ họa sỹ trẻ sống trong khu nhà trọ nghèo ở ngoại ô Tây Washington DC. Mùa đông năm ấy Giôn-xi bị sưng phổi rất nặng. Nghèo túng đã làm cô mai một ý chí, cộng thêm bệnh tật đã lấy nốt của cô niềm tin, cô trở nên tuyệt vọng và bắt đầu ... đếm lá. Những chiếc lá trường xuân theo mùa đông cứ rụng dần, rụng dần. Và khi cơn bão quét qua, Giôn-xi tin rằng số mệnh mình sẽ hết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nhưng!

Chẳng có gì xảy ra cả. Chiếc lá cuối cùng vẫn ở đó, như thách thức thời gian và bão tố. Nó đã khiến Giôn-xi lấy lại niềm tin và hy vọng. Cô tạm biệt thần chết để quay về với cuộc sống, với những ước mơ, hoài bão.

Và đó là Sức mạnh của niềm tin.

Hiệu ứng bầy cừu

hieu ung bay cuu
Dòng người xếp hàng dài đợi mua Iphone
Hiệu ứng bầy cừu (Sheeple) là thuật ngữ dùng để chỉ tâm lý hùa theo đám đông mà không biết hậu quả sẽ ra sao và tương lai như thế nào, hoặc có thể biết mà vẫn làm vì ... ai cũng làm.

Có một thực nghiệm thú vị được Stanley Milgram tiến hành như sau:
- Đầu tiên họ cho một người đứng ở góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Một số người đi đường đã dừng lại, họ cũng nhìn lên trời để xem người kia nhìn gì nhưng khi không thấy gì thì đa số là bỏ đi. (chắc kèm theo câu chửi “đồ điên”!)
- Lần thứ 2, họ cho 5 người làm như y vậy. Kết quả là số người dừng lại để quan sát đông lên gấp 4 lần.

Con gái là phải đẹp


Con gai la phai dep
Là cái đẹp theo đúng nghĩa đen, đẹp gương mặt, đẹp body, đẹp hình thể. Bạn nghĩ tôi háo sắc cũng được, trần trụi cũng được, nhưng cứ phải đẹp.

Đừng tự hào ta xấu nhưng ta giỏi. Mà hãy tự hỏi tại sao giỏi mà không biết làm đẹp? Con gái vốn đã là phái đẹp, chỉ cần chăm chút thêm tí nữa thôi mà.

Đừng nghe các chàng thủ thỉ “Anh không cần em đẹp, chỉ cần tâm hồn em đẹp”. Lạy hồn toàn dối trá, xấu quá chạy mất dép rồi, còn đâu mà khám phá cái “vẻ đẹp tâm hồn” cơ chứ. Là con gái ai chả mơ mộng hoàng tử, nhưng trước hết bạn hãy là công chúa đã nhé. (Rồi thì mấy chàng hoàng tử xách dép chạy theo ý mà).