Hiệu ứng chim mồi tức là bạn sẽ đưa ra một chú “chim mồi” (hoặc cái gì đó làm mồi) để “nhử” khách hàng đưa ra sự lựa chọn như bạn mong muốn, trong khi khách hàng vẫn vui vẻ vì họ vẫn được lựa chọn và không có cảm giác bị “bắt ép”.
Trong kinh doanh, chưa chắc một chiến lược “khủng” đã đem lại kết quả như mong muốn, đôi khi chỉ cần một vài mẹo nhỏ cũng có thể tăng doanh thu đáng kể. Chúng ta cùng xem một số “mẹo” hay khi dùng “hiệu ứng chim mồi”:
1. Nâng giá một lựa chọn mua hàng >> Khách hàng mua nhiều hơn cần thiết
Budweiser là một thương hiệu bia khá nổi tiếng. Họ bày trong siêu thị 1 lốc bia 12 lon giá 17$, và ngay bên cạnh là lốc 18 lon giá...18$. Thật ra thì 12 lốc 12 lon kia chỉ có giá 12$ nhưng họ đã nâng lên thành 17$. Kết quả là tất cả đều chọn lốc 18 lon (trong khi nhu cầu thực chỉ cần đến 12 lon), bằng cách này Budweiser đã tăng gấp rưỡi doanh số bán hàng của mình, còn khách hàng thì “khoái trá” với sự lựa chọn của mình vì “may mà mình tinh mắt”.
Và ở đây, lốc 12 lon kia chính là “mồi”, mục tiêu là để khách hàng chọn lốc 18 lon để tăng doanh số bán hàng. Tất nhiên nếu khách hàng có chọn lốc 12 lon thì Budweiser cũng chả thiệt hại gì và khách hàng cũng chẳng thể trách ai được.
2. Quy luật 100 - Khuyến mãi
Nếu xem khuyến mãi là một “mồi nhử” thì cũng có những chiêu trò trong đó:
- Nếu số tiền nhỏ hơn 100.000đ thì giảm giá sẽ niêm yết theo tỷ lệ %.
- Nếu số tiền lớn hơn 100.000đ thì giảm giá sẽ niêm yết số tiền được khuyến mãi.
Ví dụ một quyển sách 90.000đ giảm 20% là 18.000đ thì người ta sẽ ghi là “giảm giá 20%” chứ không ghi “giảm 18.000đ” vì rõ ràng con số 20% kia ấn tượng hơn nhiều, mặc dù bản chất là như nhau.
Nhưng nếu một chiếc điện thoại Samsung 9 triệu đồng, giảm giá 20% là 1,8 triệu thì người ta sẽ ghi là “giảm ngay 1 triệu 8 khi mua ...”. Lúc này con số 1 triệu 8 thì nghe “sướng” hơn rất nhiều.
3. Thêm một chú chim mồi (thêm sự lựa chọn thừa)
Một trung tâm dạy tiếng Anh có bảng học phí như thế này:
- Luyện nói: 100$
- Luyện nghe: 190$
- Luyện nghe - nói: 200$
Kết quả chỉ một số ít chọn luyện nói, đa số chọn luyện nghe-nói, và không ai chọn luyện nghe. Vì không ai chọn lớp luyện nghe nên trung tâm bỏ đi lựa chọn này, bảng học phí còn như sau:
- Luyện nói: 100$
- Luyện nghe-nói: 200$.
Lúc này lựa chọn của học viên là 50-50, và tất nhiên là doanh thu của trung tâm giảm đáng kể. Vậy lớp luyện nghe kia chỉ là một “chú chim mồi”, đưa ra thêm sự lựa chọn mà thật sự chả ai chọn, và khách hàng thì lại “sướng” vì mình đã có sự lựa chọn “thông thái”, còn trung tâm thì thêm doanh thu. Đến đây thì trung tâm có lẽ không cần loại bỏ “chú chim mồi” làm gì nữa.
Với bộ óc marketing của những “cái đầu đầy sạn” thì hiệu ứng chim mồi thật sự rất thiên biến vạn hóa. Mời bạn đọc góp ý thêm ở phần comment để chúng ta có thêm những bài học. Xin cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét